Cùng với trĩ nội, trĩ ngoại cũng là một trong những bệnh lý thuộc về bệnh trĩ gây ra nhiều khó khăn trong vấn đề sinh hoạt và ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người bệnh nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ đưa ra những thông tin cơ bản nhất về bệnh trĩ ngoại và những biểu hiện lâm sàng giúp bạn có thể phát hiện được bệnh và có những phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Bệnh trĩ ngoại
Trĩ ngoại được hiểu là các búi trĩ phát triển và sưng to do sự tăng sinh của các mô liên kết hoặc do phần tĩnh mạch tăng lên. Lúc này, sự căng giãn quá mức của hệ thống tĩnh mạch khiến máu không được tuần hoàn và lưu thông. Chúng sẽ dồn lại và bắt đầu hình thành lên những búi trĩ.
Bệnh trĩ ngoại |
Biểu hiện lâm sàng bệnh trĩ ngoại
+ Nếu trĩ ngoại do tụ máu: Biểu hiện cơ bản là bề mặt ngoài các búi trĩ có màu sẫm, tím và sưng to, cứng, bên trong có mủ. Khi các búi trĩ này vỡ ra sẽ làm phần hậu môn quanh đó bị nhiễm trùng, lở loét và tạo thành những vết nứt ở kẽ hậu môn khiến người bệnh rất khó khăn trong việc đi lại, sinh hoạt hàng ngày. Nếu các búi trĩ này nhiều sẽ tăng cảm giác đau đớn, tê rát.
+ Nếu trĩ ngoại hình thành do viêm nhiễm vùng hậu môn: Khi đi tiểu tiện hoặc đại tiện, người bệnh sẽ bị ẩm ướt, ngứa ngáy vùng hậu môn. Đặc biệt, các nếp gấp vùng hậu môn lúc này bị xung huyết và sưng to lên, các tĩnh mạch quanh hậu môn bị căng và giãn ra.
Theo thống lê lâm sàng, Việt Nam là một trong số những quốc gia ở Đông Nam Á có tỷ lệ mắc bệnh trĩ thuộc hàng khá cao, gặp ở cả nam và nữ với nhiều độ tuổi khác nhau. Tuy nhiên, những người thường xuyên không vận động, phải ngồi nhiều như dân văn phòng, lái xe, những người thường xuyên mắc các bệnh về táo bón hay đại tiện khó khăn có nguy cơ mắc bệnh cao hơn cả.
Bệnh trĩ ngoại nói riêng và bệnh trĩ nói chung sẽ là lành tính và không quá đáng lo ngại nếu bạn phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Để tránh các biến chứng không mong muốn, các bác sĩ chuyên khoa khuyên bạn nên đến các phòng khám đa khoa chuyên nghiệp nhất để được thăm khám và có phác đồ điều trị hợp lý với từng thể trạng của mỗi bệnh nhân.
Đề phòng bệnh, hãy tăng cường vận động cơ thể, ăn uống điều độ, khoa học, chú ý ăn nhiều rau xanh để tốt cho cơ quan tiêu hóa. Hãy tuân thủ tuyệt đối lời khuyên của các chuyên gia, bác sĩ để bệnh chóng lành hơn, tránh nguy cơ sống chung với bệnh trĩ ngoại suốt đời.
{[['']]}
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét