3 tháng đầu thời kì mang thai là lúc cơ thể phụ nữ có những biến chuyển nhất định, do đó dẫn đến mắc các bệnh phụ khoa, đặc biệt là viêm âm đạo. Vậy phải làm gì khi bị bệnh viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu?
Nguyên nhân gây bệnh:
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng phổ biến nhất trong quá trình mang thai. Trong những tháng đầu tiên của thai kỳ, chị em có hiện tượng ngứa ngáy vùng kín, đôi khi cảm giác ngứa tăng lên kèm theo hiện tượng nóng rát vùng âm đạo kèm theo dịch âm đạo có mùi hôi khó chịu. Tình trạng này khiến chị em vô cùng khó chịu và rơi vào trạng thái lo lắng.Sở dĩ phụ nữ thường bị viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là do: trong giai đoạn đầu mang thai, nội tiết tố nữ được thay đổi đáng kể để chuẩn bị ổ cho thai nhi, giúp thai nhi phát triển trong tử cung. Sự thay đổi về nội tiết này sẽ khiến môi trường trong vùng kín, cụ thể là trong âm đạo bị thay đổi, mất đi độ cân bằng. Khi ấy, các lợi khuẩn tại đây có thể chết đi và giảm dần và tạo điều kiện cho các vi khuẩn, nấm, vi trùng… từ bên ngoài dễ dàng xâm nhập và gây bệnh. Chính vì vậy, viêm âm đạo trong 3 tháng đầu mang thai là một tình trạng khá phổ biến. Ngoài ra, tâm lý lúc đầu mang thai cũng có tác động lớn đến sự phát triển của bệnh.
Phương pháp kiểm tra viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu:
- Test thử thai nhanh (thử hCG trong nước tiểu). Nên đợi trễ kinh hơn 1 tuần và thử nước tiểu vào buổi sáng sớm. Test này tiện lợi nhưng có thể cho kết quả âm tính giả. Nếu kết quả âm tính thì nên đợi 1 tuần sau thử lại, nếu lần này vẫn âm tính thì nên đến bệnh viện để thử hCG trong máu sẽ cho kết quả chính xác hơn.
- Xét nghiệm máu thường quy trong thai kỳ, bao gồm xét nghiệm xác định nhóm máu, công thức máu. Ngoài ra cần xét nghiệm đường huyết, tổng phân tích nước tiểu và xét nghiệm phát hiện các bệnh lây nhiễm như rubella, giang mai, HIV, viêm gan siêu vi B để có biện pháp can thiệp can thiệp, dự phòng kịp thời.
Ngoài ra, bác sĩ Quỳnh cho biết, cần tiến hành siêu âm ngả âm đạo. Nên đợi trễ kinh 2 tuần, lúc này siêu âm để xác định thai trong hay ngoài tử cung, có mấy thai, xác định tuổi thai để ghi nhận ngày dự sinh, tìm những bất thường của tử cung và 2 buồng trứng nếu có.
Từ 11,5 tuần đến hết 13,5 tuần bác sĩ sẽ kết hợp siêu âm đo độ mờ da gáy với xét nghiệm sinh hóa máu mẹ để tính nguy cơ thai nhi bị rối loạn nhiễm sắc thể cao hay thấp. Từ đó sẽ quyết định có cần làm thêm xét nghiệm nước ối hay không. Siêu âm đo độ mờ da gáy là siêu âm rất quan trọng, có ý nghĩa quyết định trong việc phát hiện sớm những bất thường của thai nhi.
Làm gì khi bị viêm âm khi mang thai 3 tháng đầu?
Viêm âm đạo khi mang thai 3 tháng đầu là tình trạng chị em không thể chủ quan. Do đó, ngay khi có biểu hiện của bệnh hoặc phát hiện các triệu chứng của bệnh, chị em cần nhanh chóng đến các cơ sở chuyên khoa để thăm khám. Nên kết hợp khám thai với khám phụ khoa.Chị em nên lựa chọn cơ sở uy tín, có kinh nghiệm để khám. Sau khi thăm khám và xác định chính xác tình trạng bệnh, bác sỹ sẽ chỉ định phương pháp điều trị viêm âm đạo sao cho phù hợp. Khi mang thai, hầu hết chị em được sử dụng thuốc đặt âm đạo để tiêu diệt tác nhân gây bệnh, cân bằng môi trường âm đạo và có thể giúp các tổn thương mau lành. Để đảm bảo an toàn cho cả mẹ và bé, việc sử dụng thuốc cần có sự chỉ định của bác sỹ chuyên khoa, chị em tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc.
{[['']]}
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét