Điều trị bệnh rò hậu môn có nhiều cách, song muốn bệnh khỏi hoàn toàn thì đa số các trường hợp đều được chỉ định phẫu thuật. Tìm hiểu một số phương pháp phẫu thuật mổ rò hậu môn, nguyên tắc thực hiện và những gì cần chuẩn bị trước khi phẫu thuật rò hậu môn.
Phẫu thuật mổ rò hậu môn.
Rò hậu môn là hậu quả của nhiễm khuẩn khu trú ở hậu môn, hậu quả là sự hình thành áp xe cạnh lỗ hậu môn, hoặc hóa mủ rồi vỡ vào trong lòng ống hậu môn và thường diễn tiến theo hai giai đoạn: áp xe (giai đoạn cấp tính) không được xử lý hoặc xử lý không hiệu quả sẽ dẫn đến rò hậu môn (giai đoạn mãn tính). Các triệu chứng bệnh rò hậu môn ảnh hưởng lớn đến tâm lý, sinh hoạt và cuộc sống người bệnh.
Để điều trị rò hậu môn hiện nay trên Thế giới và ở Việt Nam có nhiều phương pháp khác nhau như: Kết hợp Y học cổ truyền và Y học hiện đại, bơm hóa chất, bơm keo sinh học và đặt lưới vào đường rò của Blom J., Jímez de Oca, Lewis R., Meinero P, Ratto C., Riss S.,… Song hầu hết các tác giả đều công nhận là phẫu thuật mới giải quyết dứt điểm được bệnh rò hậu môn.
Phương pháp phẫu thuật rò hậu môn.
Nguyên tắc điều trị rò hậu môn:
Phải tìm được lỗ rò tiên phát (lỗ trong) là nguyên nhân gây bệnh.
Lấy hết tổ chức xơ, phá hết các đường rò phụ, các ngóc ngách và tránh đi lạc đường.
Bảo toàn chức năng tự chủ của hậu môn bao gồm không chỉ cấu trúc của hệ thống cơ thắt hậu môn mà kể cả cấu trúc toàn vẹn của vùng hậu môn trực tràng.
Chuẩn bị trước phẫu thuật rò hậu môn:
Uống 02 gói Fortrans-400 hòa tan trong 2l nước đun sôi để nguội vào buổi tối hôm trước khi phẫu thuật, hoặc thụt tháo 3 lần bằng nước sạch để tẩy rửa sạch đại tràng. Hay sử dụng tuýp thuốc Fleet để thụt tháo sạch phân ở bóng trực tràng trước khi mổ.
Dùng kháng sinh đường ruột dự phòng, phổ biến nhất là dùng Metronidazol 0,25g uống 1g/ngày nhằm giảm nhiễm khuẩn tại chỗ.
Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, vệ sinh sạch vùng sinh dục và quanh hậu môn.
Buổi sáng ngày mổ nhịn ăn uống, đặt đường truyền tĩnh mạch, thử test kháng sinh rồi lên phòng mổ.
6 phương pháp phẫu thuật rò hậu môn hiện nay.
1. Phẫu thuật mở ngỏ hoàn toàn.
Mở ngỏ hậu môn là thực hiện trên nguyên tắc cắt cơ thắt để xử lý lỗ trong và đường rò sẽ liền từ đáy lên bề mặt, từ trong ra ngoài, giải quyết được vấn đề tái phát. Khi cắt cơ thắt việc dẫn lưu tốt hơn và việc giảm tạm thời chức năng cơ thắt nên vết thương được yên tĩnh cũng tạo điều kiện tốt để liền sẹo từ đáy lên.
Với phương pháp này, bác sĩ sẽ rạch đường rò theo một chiều dọc từ lỗ trong đến lỗ ngoài, tức là đường rò cùng với lỗ ngoài và lỗ trong sau khi mổ sẽ trở thành một bộ phận của ống hậu môn.
2. Phương pháp đặt Seton.
Khác với một số phương pháp khác thắt đường rò bao gồm cả da và phần mềm gây đau đớn cho bệnh nhân thì phẫu thuật đặt Seton cắt đường rò “dần dần” để đường rò lành mà vẫn bảo tồn được chức năng cơ thắt.
Phẫu thuật đặt Seton do Gabrien W.B và Eisenhammer thực hiện đầu tiên vào năm 1956, họ đề nghị thắt riêng cơ thắt hoặc luồn 7 sợi chỉ nylon sau đó thắt dần mỗi ngày một sợi, phù hợp trong trường hợp rò xuyên cơ thắt cao, rò trên cơ thắt, rò ngoài thắt và những đường rò phức tạp khác.
Tuy được đánh giá là giảm tối đa biến chứng mất tự chủ nhưng chúng vẫn tồn tại nhược điểm là đường rò không được mở ngỏ, dẫn lưu dịch không được tốt nên việc kiểm soát sự đầy sẹo từ đáy lên khó khăn và tỷ lệ tái phát còn cao.
3. Phẫu thuật khoét, lấy bỏ toàn bộ đường rò và khâu lại cơ thắt.
Với ưu điểm vết thương phục hồi nhanh, phương pháp này được áp dụng phổ biến. Theo nghiên cứu của Nguyễn Xuân Hùng và Nguyễn Sơn Hà, có khoảng 34% trường hợp áp dụng phương pháp lấy bỏ toàn bộ đường rò. Khi thực hiện, sẽ khoét bỏ toàn bộ đường rò ngoài tới cơ thắt trong thành một khối, sau đó khâu lại phần cơ thắt bị đứt.
4. Phương pháp chuyển vạt niêm mạc.
Chuyển vạt niêm mạc điều trị rò hậu môn được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1902, phương pháp này sẽ cắt bỏ một phần đường rò sau đó chuyển vạt để che lỗ trong.
Tuy có ưu điểm nổi bật là giảm tối đa biến chứng mất tự chủ vì hầu như không gây tổn thương cho hệ thống cơ thắt; nhưng lại có nhược điểm là đường rò, tổ chức xơ vẫn còn, tổ chức nhiễm khuẩn vẫn còn tiềm tàng. Cũng vì cơ thắt vẫn còn nguyên vẹn nên áp lực không thay đổi khi đi cầu vì vậy vết mổ liền chậm hoặc dễ rò lại.
5. Phương pháp đóng lỗ trong – thắt đường rò (LIFT).
Được thực hiện theo nguyên lý: cắt đường rò từ lỗ ngoài tới gian cơ thắt, sau đó khâu đóng lỗ trong giữa 2 lớp cơ, nhằm mục đích ngăn chặn đường vào của phân qua lỗ trong đồng thời loại bỏ các ổ nhiễm khuẩn nằm gian cơ thắt. Cũng như một số phẫu thuật khác, phương pháp này sẽ bảo tồn được chức năng cơ thắt.
Sau phẫu thuật với các đường rò đơn giản thường chỉ cần nằm viện từ 2-3 ngày và có thể sinh hoạt bình thường một thời gian ngắn sau đó. Những lưu ý sau mổ rò hậu môn mà bác sĩ chỉ định là điều bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt lúc này.
{[['']]}
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét