HỎI BỆNH TRỰC TUYẾN

An Toàn - Bảo Mật - Hiệu Quả

NHẤP VÀO

Phòng Khám đa khoa Thăng Long

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM NAM KHOA - PHỤ KHOA Ở HCM

Thứ Tư, 11 tháng 4, 2018

Trầm Cảm Sau Sinh-Dấu Hiệu Và Cách Chữa Trị

    Trầm cảm sau sinh “kẻ giết người” thầm lặng, gây ra rất nhiều hậu quả nghiêm trọng về tâm lý, sức khỏe đối với người mẹ. Thấu hiểu được những nổi đau đó cùng ý niệm “phòng ngừa” những tổn thương sau này, bài viết “Trầm cảm sau sinh- Dấu hiệu và cách chữa trị” dưới đây của đội ngũ y bác sĩ Đa Khoa Khang Thái hy vọng sẽ giúp chị em hiểu rõ hơn về hội chứng này.

Trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là gì? Nguyên nhân?

  Trầm cảm sau sinh (tên Tiếng Anh: Postpartum depression) hay còn gọi là trầm cảm hậu sản: là một dạng của bệnh trầm cảm xuất hiện sau sinh. Phụ nữ trầm cảm sau sinh chiếm tỷ lệ cao, nhưng vẫn có một số ít nam giới mắc phải hội chứng này. Theo ước tính mới nhất trên toàn cầu, 5,1% nữ giới bị trầm cảm, trong khi đó tỷ lệ này ở nam giới là 3,6%.

  Vậy trầm cảm sau sinh kéo dài bao lâu và do đâu? Theo một thống kê công bố gần đây đã chỉ ra trầm cảm sau sinh gồm 3 giai đoạn, chủ yếu là 3 tháng đầu (chiếm 15%) và trong 12 tháng sau sinh (chiếm từ 15-25%).

  Các chuyên gia giải thích rằng: sự rối loạn nối tiết tố nữ sau khi sinh con, cùng với đó là những mệt mỏi trong thời kỳ mang thai, sinh nở hay chuyện gia đình, mối quan hệ vợ chồng, … là những nguyên nhân trầm cảm sau sinh ở nữ. Và những thay đổi đột ngột trong cuộc sống khi có con, thiếu sự quan tâm về mặt xã hội lẫn đời sống “chăn gối” từ vợ,…là những nguyên nhân trầm cảm sau sinh ở nam giới.
  Trầm cảm sau sinh không hề hiếm, tuỳ vào tình trạng bệnh, ở người bệnh sẽ có những dấu hiệu trầm sau sinh khác nhau.

Dấu hiệu trầm cảm sau sinh

  Các chuyên gia tâm lý chia sẻ rằng: phần triệu chứng trầm cảm sau sinh ở nữ cũng giống với các triệu chứng trầm cảm thông thường. Điểm khác biệt là các dấu hiệu thường gắn liền với các vấn đề về con cái, gia đình. Cụ thể:

   Những thay đổi cảm xúc, tâm lý: thường xuyên lên cơn thịnh nộ mất kiểm soát, hay đập phá đồ đạc, la hét, chửi tục, hay tự nhiên buồn bã vô cớ, thậm chí, một số người còn khóc lóc cả ngày.
  ➤ Bị ám ảnh bởi chuyện chồng không quan tâm mình và sẽ... ngoại tình. Kéo theo đó sẽ là tình trạng căng thẳng, hoảng hốt thường xuyên xảy ra.
  ➤ Hay quên và thiếu tập trung, ngay cả trong những việc rất đơn giản, họ cũng không thể nhớ và không thể hoàn thành.
  ➤ Gần như cách ly với thế giới bên ngoài kèm theo đó là bỏ bê sức khỏe, dẫn đến suy nhược cơ thể, bị mất ngủ hoặc ngủ quá nhiều
  ➤ Suy nghĩ tiêu cực về chuyện con cái, lơ là trong việc chăm sóc con, thậm chí ghét con của mình.

Dấu hiệu của trầm cảm sau sinh

  ➤ Những thay đổi nghiêm trọng trong hành vi như: gây tổn thương đến người khác, đến bản thân và một số còn có ý định tự tử.
  ➤ Mất hứng trong quan hệ tình dục, không thèm cảm giác “yêu” với người chồng.

  Các dấu hiệu trầm cảm sau sinh thường bị bỏ qua vì nhiều người cho rằng đó chỉ đơn thuần là cơ thể mệt mỏi sau khi sinh và có thể tự khỏi. Điều đó khiến cho một số trường hợp bệnh tiến triển đến nặng, dẫn đến hậu quả nghiêm trọng.

Trầm cảm sao sinh nguy hiểm đến mức nào

  Các báo cáo cho biết: 80% phụ nữ sau sinh phải đối mặt với tình trạng thay đổi cảm xúc và 1 trong 5 người mẹ trẻ đối diện với trầm cảm sau sinh. Đây là con số cảnh báo trầm cảm sau sinh nguy hiểm đến mức nào!
  Theo bác sĩ Lê Thị Thu Hà, khoa Khám bệnh (BV Từ Dũ TPHCM) chia sẻ: phụ nữ trầm cảm sau sinh thường kèm theo trạng thái lo sợ con mình sẽ bị hại và bản thân mình là người mẹ xấu. Hội chứng trầm cảm sau sinh còn gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực trẻ sau này như:

  ➽ Trẻ này có xu hướng có những hành vi bất thường như: dễ bùng nổ, kích động và tăng hoạt động.
  ➽ Chậm trong việc phát triển nhận thức: chậm nói, chậm đi hơn những trẻ khác hoặc gặp những khó khăn trong học tập cùng những vấn đề khác khi ở trường.
  ➽ Trẻ thường gặp khó khăn trong các mối quan hệ tại trường học, với bạn bè cùng lứa tuổi và có những cách cư xử bất bình thường.
  ➽ Trẻ có lòng tự tin thấp, dễ lo âu và sợ hãi, bị động hơn những trẻ khác, thường hay phụ thuộc và có nhiều nguy cơ mắc bệnh trầm cảm, bệnh tự kỷ ở trẻ em.
  Vậy chị em mình cần phải làm gì nếu không may mắc hội chứng trầm cảm sau sinh.

Cách chữa trầm cảm sau sinh

  Các chuyên gia chia sẻ rằng: Khi chị em mắc chứng trầm cảm sau sin tốt nhất là nên nhờ đến sự giúp đỡ của các bác sĩ tâm lý. Bởi hiện nay, vẫn chưa có tiêu chuẩn nào để tầm soát trầm cảm sau sinh. Và ở mỗi người, trầm cảm sau sinh có thể bắt đầu ở những thời điểm khác nhau, diễn biến bệnh với những biểu hiện khác nhau về tình trạng sức khoẻ, tâm lý, hành vi... Do đó, điều trị trầm cảm sau sinh cần được hỗ trợ điều trị từ nhiều phía.

   Hỗ trợ từ người thân: Bạn bè và gia đình chắc chắn rằng người mẹ bị trầm cảm đang được bác sĩ chỉ định điều trị. Nếu đơn thuốc không thích hợp thì phải động viên bệnh nhân trở lại bác sĩ và yêu cầu thay đổi đơn thuốc. Và thường thì một người mẹ trầm cảm không thích sự cô độc, do vậy hãy cố gắng sắp xếp để lúc nào cũng có 1 người mà cô ta có thể tin tưởng ở bên cạnh.

Điều trị trầm cảm sau sinh

  ➣ Điều trị bằng thuốc: Báo với bác sĩ về tất cả các triệu chứng gây khó chịu, điều này sẽ giúp cho thầy thuốc chẩn đoán chính xác về bệnh hơn. Thuốc được kê toa thông thường hoặc là thuốc an thần hoặc là thuốc chống trầm cảm.
   Nếu sau khi ngưng thuốc mà các triệu chứng tái phát thì đừng nên thất vọng mà nên đến bác sĩ tư vấn thêm. Thông thường bác sĩ tiếp tục điều trị với thuốc trước đó. Sau đó nếu có hiệu quả thì giảm liều dần, và điều này dự phòng được việc tái phát.
  Bên cạnh việc dùng thuốc thì điều quan trọng là phải duy trì chế độ dinh dưỡng tốt, vitamin B6 hoặc vitamin tổng hợp nên được dùng.
  ➣ Vai trò của bản thân: Điều quan trọng nhất là bạn phải tin tưởng rằng mình sẽ tốt hơn, bạn cần sự kiên nhẫn và nhận thức rằng sự phục hồi sẽ đến sớm.
  Hãy nghỉ ngơi nhiều bởi vì sự mệt mỏi sẽ làm cho bệnh trầm trọng hơn. Tránh thức khuya và hãy nhờ người khác cho con bú. Đừng ép bản thân làm những điều mình không thích hoặc những điều gây khó chịu.
  Đừng quên ăn uống đầy đủ vì nếu hạ đường huyết cũng sẽ làm cho bệnh nặng nề hơn. Nên ăn nhiều trái cây và rau quả khi bạn cảm thấy đói. Nên uống viên đa sinh tố mỗi ngày.

Điều trị trầm cảm sau sinh từ chính bản thân người Mẹ

  Trên đây là những chia sẻ về hồi chứng trầm cảm sau sinh của các bác sĩ tại Phòng Khám Đa Khoa Khang Thái. Hy vọng với những chia sẻ này, chị em sẽ tự bảo vệ mình và con yêu trước căn bệnh thầm lặng nhưng đáng sợ mang tên trầm cảm sau sinh.


  Nếu chị em cần được tư vấn kỹ hơn cũng như có những biện pháp đề phòng chi tiết hơn, hãy gọi đến số 028 3868 8900 hoặc nhấp vào khung chat bên dưới, các bác sĩ chuyên phụ khoa sẽ cho bạn những lời khuyên tốt nhất.

Rate this posting:
{[['']]}

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

PHỤ KHOA

CHĂM SÓC VÙNG KÍN THU HẸP ÂM ĐẠO - THU NHỎ MÔI BÉ - CHỮA MÔI LỚN BỊ SƯNG

Mời xem Phòng Khám Thăng Long  - Youtube

Bài Đăng Nổi Bật

Phòng khám đa khoa 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Hồ Chí Minh

Lưu ý về Phòng khám đa khoa 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Hồ Chí Minh Hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế xuất hiện với nhiều ý kiến đánh ...

Bài đăng phổ biến