HỎI BỆNH TRỰC TUYẾN

An Toàn - Bảo Mật - Hiệu Quả

NHẤP VÀO

Phòng Khám đa khoa Thăng Long

DANH SÁCH PHÒNG KHÁM NAM KHOA - PHỤ KHOA Ở HCM

Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tin-tuc. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 23 tháng 3, 2018

50 tuổi có nên cắt bao quy đầu không?

Tôi gần 50 tuổi, cách đây 2 tháng quan hệ với vợ, bao quy đầu bị xước chảy máu (có lẽ do dây vòng tránh thai của vợ).

Từ đó đến nay, mỗi lần quan hệ thì bao quy đầu của tôi không tự tuột được và có cảm giác đau, rát. Quan hệ xong, da quy đầu hơi đỏ và tấy, có khi chảy máu nhẹ. Bao quy đầu của tôi cũng hơi dài. Vậy, 50 tuổi có cần cắt bao quy đầu không thưa bác sĩ? (Huu Nguyen)


50 tuổi có cần cắt bao quy đầu không?

Trả lời

Chào anh,

Khi còn bé, phát hiện bao quy đầu bị hẹp bố mẹ cho đi khám để cắt bao quy đầu đã đành, khi trưởng thành, nhiều người cứ tưởng bao quy đầu lộn ra được thì không còn lo lắng nữa nhưng không hẳn thế. Cấu trúc bao quy đầu có những nét đặc trưng khiến nó có thể bị hẹp lại và phải tiến hành phẫu thuật cắt bỏ bao da này dù cho người bệnh đã lớn tuổi.

Đặc điểm của bao quy đầu là là bao da che quy đầu có lỗ mở ra phía ngoài, vòng bao này luôn có xu hướng bị thu hẹp để bao kín quy đầu, cũng như luôn thấy sự gia tăng tình trạng viêm nhiễm ở đây do môi trường ẩm thấp.

Vòng bao luôn có xu hướng thu hẹp dẫn tới nguy cơ bị rách khi mở ra đột ngột trong lúc đang cương hay khi quan hệ tình dục. Mỗi khi bị rách, vòng bao này sẽ được hàn gắn bằng tổ chức sẹo và tổ chức sẹo này cũng luôn có xu hướng thắt chặt lại lỗ vòng bao gây nên tình trạng hẹp bao quy đầu thứ phát.

Môi trường ẩm thấp ở phía trong bao da là điều kiện lý tưởng để phát sinh tình trạng viêm. Thông thường, sau mỗi lần viêm, vòng bao càng ngày càng dày hơn do tổ chức xơ lắng đọng lại, tạo thành một vòng xơ. Sự xơ sẹo làm bề tổ chức da ở đây mất tính đàn hồi và không còn độ kết dính, khiến mỗi khi lộn ra sẽ gây nên những vết rạn nứt da như vết rạn chân chim.

Ngoài ra, khi vòng bao này hẹp lại, lộn ra bị đau, bị nứt da, rớm máu sẽ làm cho người bệnh ngại làm vệ sinh bên trong, các chất bựa bẩn không được giải thoát sẽ dẫn đến tình trạng viêm lại càng trầm trọng hơn, tái phát nhanh, cũng như làm cho tình trạng hẹp càng tiến triển nhanh hơn. Biện pháp giải quyết tốt nhất trong trường hợp này là cắt bao quy đầu.

Như anh mô tả, anh đã hai lần bị rách bao da quy đầu và cũng đã nhiều lần bị rớm máu khi lộn ra để vệ sinh. Điều đó thể hiện vòng bao quy đầu của anh đang có tình trạng hẹp tiến triển. Do đó, với kinh nghiệm lâm sàng, tôi nghĩ anh nên đến cơ sở y tế để cắt bao này sớm. Khi cắt xong anh sẽ được thoải mái khi quan hệ và không còn lo bị hẹp lại hay tình trạng viêm đi viêm lại nữa.

Mọi thắc mắc bạn có thể liên hệ với địa chỉ cắt bao quy đầu - Mayo qua hotline 028.3832.9333 để được tư vấn trực tiếp nhé!





Chúc anh luôn vui, khỏe.
Read more ... Rate this posting:
{[['']]}

Thứ Năm, 16 tháng 2, 2017

Bệnh viêm phổi ở trẻ nhỏ là gì

Thời tiết thay đổi trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh lý đường hô hấp. Dưới đây là một vài thông tin cha mẹ cần biết: những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ để có các biện pháp điều trị và phòng ngừa hiệu quả.


Những dấu hiệu viêm phổi ở trẻ nhỏ là gì.


Ho nhiều và thở nhanh là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất ở trẻ nhỏ. Khi phổi của trẻ bị viêm, sự trao đổi oxy trong cơ thể sẽ trở nên khó khăn, trẻ thường phản ứng lại bằng cách tăng cường nhịp thở để bù đắp lại tình trạng thiếu oxy.

Quan sát nhịp thở khi trẻ đang nằm yên hoặc trẻ đang ngủ, không nên thực hiện vào lúc trẻ đang quấy khóc. Hãy đếm nhịp thở của trẻ trong vòng 1 phút. Ở mỗi độ tuổi dấu hiệu nhận biết lại khác nhau, ví dụ như đối với trẻ từ 1 – 5 tuổi, nếu thở từ 40 lần trở lên; đối với trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi nhịp thở sẽ từ 50 lần trở lên.

Sự co rút tại lồng ngực: có thể bế trẻ nằm ngang trong lòng mẹ hoặc bạn có thể đặt trẻ nằm trên giường. Nếu thấy trẻ co rút lồng ngực điều đó chứng tỏ trẻ đã bị viêm phổi nặng. Cha mẹ cần đưa trẻ đến bệnh viện để được bác sĩ Nhi khoa thăm khám càng sớm càng tốt.


Trẻ nhỏ dễ bị viêm phổi vì cha mẹ ủ ấm quá kỹ.


Khi mùa đông tới rất nhiều bố mẹ có suy nghĩ rằng cần phải ủ thật ấm cho trẻ, vì thế cho trẻ mặc thêm rất nhiều quần áo. Thế nhưng đây lại là một việc làm sai lầm vì thân nhiệt của trẻ không giống như của người lớn, trẻ có thể cảm nhận nhiệt độ nóng hay lạnh nhanh hơn.

Bên cạnh đó, đa số trẻ đều có tính hiếu động, thích chạy nhảy vì thế rất dễ toát mồ hôi ngay cả khi thời tiết lạnh. Vì thế nếu mặc quần áo quá ấm cho trẻ có thể khiến trẻ ra mồ hôi nhiều hơn, cùng với đó nguy cơ cảm lạnh cũng như viêm phổi cũng tăng lên theo.

Thế nên các bố mẹ chỉ cần cho trẻ mặc đủ ấm là được, lựa chọn quần áo phù hợp để trẻ duy trì thân nhiệt ổn định, không bị lạnh nhưng vẫn có thể hoạt động thoải mái.

Chăm sóc khi trẻ bị viêm phổi.

Cần cho trẻ ăn đủ chất, bú đều đặn khi đang bệnh. Khi trẻ vừa khỏi bệnh cũng cần bồi dưỡng thêm cho trẻ mau lại sức. Đối với trẻ nhỏ, khi mũi bị nghẹt, tắc cần thông thoáng mũi, để trẻ có thể bú, ăn dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống nhiều nước hoặc tăng cường cho trẻ bú. Đây là điều rất quan trọng vì trẻ bị viêm phổi cần được cung cấp nhiều nước để làm loãng đàm, dịu họng, giảm ho.

Riêng đối với vấn đề ho, chúng ta cần lưu ý: khi trẻ bị nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính, ho chính là một phản xạ có lợi để tống đờm dãi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng cho trẻ có thể hít thở dễ dàng. Vì vậy không nên lạm dụng các loại thuốc ho để kìm hãm phản xạ có lợi này của trẻ nhất là khi hiện nay có nhiều loại thuốc ho có thể gây ngộ độc, tác dụng phụ quan trọng ở trẻ em nếu dùng không đúng cách.


Phòng ngừa bệnh viêm phổi cho trẻ.


Cho trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu và kéo dài đến khi trẻ 2 tuổi. Trẻ sẽ được trang bị hệ đề kháng khỏe mạnh

Hạn chế cho trẻ ăn, uống đồ lạnh như các loại kem, nước lạnh

Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng cho trẻ

Giữ ấm nhiệt độ phòng vào mùa đông và không để phòng quá lạnh vào mùa hè.

Cho trẻ chơi trong phòng thoáng gió để tránh ra mồ hôi

Lau khô mồ hôi cho trẻ sau khi chơi và trước khi tắm cho trẻ.

Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi, có độ thấm hút tốt để thấm mồ hôi, cho trẻ mặc quần áo vừa phải đủ ấm cho mùa đông không nên mặc quá nhiều quần áo khiến trẻ ra mồ hôi.

Không để trẻ chơi gần nơi nhiều khói, bụi

Không cho trẻ tắm/ngâm nước quá lâu dễ khiến trẻ bị cảm lạnh

Cho trẻ tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch

Cách ly trẻ với những người bị nhiễm cúm, lao phổi để tránh bị lây nhiễm

Cho trẻ thăm khám sức khỏe định kỳ thường xuyên để được kiểm tra theo dõi phát hiện kịp thời những bất thường hệ hô hấp và điều trị đúng cách.

Read more ... Rate this posting:
{[['']]}

Thứ Bảy, 15 tháng 10, 2016

Thêm 2 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh

Ngày 14/10, Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, Việt Nam đã ghi nhận thêm 2 trường hợp nhiễm vi rút Zika tại TP Hồ Chí Minh.


Cục Y tế dự phòng cho biết, theo báo cáo của Viện Pasteur TP. Hồ Chí Minh, trong tuần đã phát hiện thêm 2 trường hợp mới nhiễm vi rút Zika tại TP. Hồ Chí Minh.
Tư vấn sức khỏe free: http://phongkhambenhtrihcm.com/chua-benh-tri-o-dau-tot-nhat-tphcm-275.html
Trường hợp thứ nhất là bệnh nhân nữ 22 tuổi sống tại Quận 2, Thành phố Hồ Chí Minh. Nữ bệnh nhân này khởi phát bệnh với triệu chứng phát ban, kèm theo sốt, đau khớp bàn tay, viêm kết mạc 2 mắt. Bệnh nhân tới khám tại phòng khám đa khoa và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với vi rút Zika. Hiện bệnh nhân đã ổn định và theo dõi tại nhà.
Trường hợp thứ hai là phụ nữ 43 tuổi sống tại Quận 12, TP. Hồ Chí Minh, khởi phát với triệu chứng phát ban dạng sẩn, sốt 39 độ, kèm theo đau cơ. Bệnh nhân tới khám ở bệnh viện, nghi ngờ nhiễm vi rút Zika và được lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả dương tính với vi rút Zika. Bệnh nhân không có tiền sử đi du lịch hoặc tiếp xúc với người bệnh. Hiện bệnh nhân đã ổn định và theo dõi tại nhà.
Như vậy, đến nay, cả nước đã ghi nhận 7 trường hợp nhiễm vi rút Zika, trong đó tại TP. Hồ Chí Minh có 4 trường hợp, Bình Dương có 1 trường hợp, Khánh Hòa có 1 trường hợp và Phú Yên có 1 trường hợp.

Theo Cục Y tế dự phòng, Việt Nam là nước đã ghi nhận sự lưu hành vi rút Zika, trong thời gian tới hệ thống giám sát dịch có thể sẽ tiếp tục phát hiện trường hợp nhiễm vi rút Zika tại cộng đồng.
TP.Hồ Chí Minh tăng cường kiểm dịch y tế tại sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất
Để bảo vệ sức khỏe người dân, cộng đồng trước dịch bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế tiếp tục triển khai quyết liệt các biện pháp phòng chống dịch như tăng cường hoạt động Văn phòng đáp ứng dịch bệnh khẩn cấp (EOC), hướng dẫn, giám sát, lấy mẫu xét nghiệm, phát hiện sớm, xử trí kịp thời, đẩy mạnh công tác truyền thông...; tổ chức chiến dịch diệt muỗi, lăng quăng phòng chống bệnh do vi rút Zika và sốt xuất huyết tại 63 tỉnh, thành phố trên cả nước. Mục tiêu của chiến dịch nhằm kêu gọi mỗi người dân, gia đình và cộng đồng cũng như các ban, ngành đoàn thể, tổ chức hãy nêu cao vai trò trách nhiệm trong việc chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh bảo vệ sức khỏe bản thân, gia đình và cộng đồng. Bộ Y tế đề nghị người dân, đặc biệt là phụ nữ có thai và dự định có thai cần thực hiện tốt khuyến cáo của Bộ Y tế để phòng chống lây truyền bệnh cho cá nhân và cộng đồng.
Nguồn : http://suckhoedoisong.vn/them-2-truong-hop-nhiem-vi-rut-zika-tai-tp-ho-chi-minh-n123707.html
Để chủ động phòng chống bệnh do vi rút Zika, Bộ Y tế khuyến cáo người dân thực hiện một số biện pháp sau:

- Không hạn chế việc đi lại của người dân giữa các khu vực và địa phương; tuy nhiên, người đi, đến, về từ vùng có dịch bệnh do vi rút Zika cần chủ động theo dõi sức khỏe trong vòng 14 ngày, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn, điều trị.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh hoặc từ vùng dịch trở về, cần sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục hoặc không quan hệ tình dục với vợ (bạn tình) đang trong suốt quá trình mang thai hoặc dự định có thai, hoặc trong ít nhất 6 tháng để phòng lây truyền zika qua đường tình dục.

- Người đang sinh sống ở vùng có dịch bệnh do vi rút Zika chủ động theo dõi sức khỏe, nếu có biểu hiện bệnh hãy đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn và điều trị.

- Đối với phụ nữ có thai tại vùng dịch và đi về từ vùng có dịch nếu có các triệu chứng như sốt, phát ban hoặc các dấu hiệu khác của bệnh cần đến cơ sở y tế để chủ động khai báo về tiền sử đi lại và được khám, tư vấn.

- Phụ nữ mang thai trong 3 tháng đầu, đang sinh sống hoặc đã từng đến vùng có dịch mà có sốt hoặc phát ban và có ít nhất một trong số các triệu chứng đau mỏi cơ/khớp, viêm kết mạc mắt cần được xét nghiệm phát hiện vi rút Zika.

- Để phòng chống bệnh do vi rút Zika, người dân hãy áp dụng các biện pháp chống muỗi đốt, chủ động diệt muỗi và bọ gậy (loăng quăng):

+ Phòng muỗi đốt: ngủ màn, mặc quần áo dài kể cả ban ngày, dùng kem xua muỗi, hương muỗi.

+ Diệt muỗi: dùng vợt bắt muỗi, xịt hóa chất diệt muỗi; tích cực phối hợp với ngành y tế trong các đợt phun hoá chất phòng, chống dịch.

+ Loại bỏ bọ gậy (loăng quăng): đậy kín dụng cụ chứa nước sinh hoạt, thả cá vào dụng cụ chứa nước lớn, thau rửa dụng cụ chứa nước vừa và nhỏ; thu dọn các vật dụng, lật úp dụng cụ không chứa nước; thay nước bình hoa/bình bông, bỏ muối hoặc dầu vào bát nước kê chân chạn.
Read more ... Rate this posting:
{[['']]}

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

Bệnh đau dây thần kinh tọa xảy đến với những đối tượng nào?

Người ngoài 30 tuổi, lười vận động, hay phải khiêng vác vật nặng… là những nhóm đối tượng có nguy cơ cao bị đau dây thần kinh tọa. Bài viết được sưu tầm bởi Phòng khám đa khoa Nguyễn Trãi

Người ngoài 30 tuổi

Đau thần kinh tọa có thể xảy ra do một số thay đổi liên quan đến tuổi tác, hoặc cấu trúc của đĩa đệm cột sống.
Tư vấn sức khỏe free: Địa chỉ chữa bệnh trĩ tại tphcm
Sự thoái hóa đĩa đệm đã bắt đầu từ độ tuổi 30, do đó, bạn có nhiều nguy cơ bị đau thần kinh tọa sau độ tuổi này. Một tình trạng khác là hẹp ống sống (thường xảy ra ở những người ngoài độ tuổi 50) cũng dễ gây đau thần kinh tọa. Những thay đổi tại cột sống như gai xương cũng làm tăng nguy cơ đau thần kinh tọa ở người trung tuổi.

tap-the-duc-giup-chong-than-kinh-toa

Ai có nguy cơ bị đau thần kinh tọa?

Nhìn chung, những người từ 30 – 50 tuổi có nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa nhiều nhất. Do đặc thù công việc, nhóm tuổi này có xu hướng vận động tích cực hơn, làm tăng nguy cơ chấn thương hoặc tổn thương cột sống. Thêm vào đó, các đĩa đệm của họ cũng dễ bị tổn thương hơn thanh thiếu niên.

Người lười vận động

Những người ít vận động (như ngồi làm việc với máy tính cả ngày hoặc lái xe đường dài) có nhiều nguy cơ bị đau dây thần kinh tọa. Khi đó, dây thần kinh hông gặp áp lực lớn và dễ bị kích thích hơn.

Người hay phải nâng, mang vác vật nặng

Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, động tác nâng vật có trọng lượng nặng và phải vặn cột sống liên tục cũng có thể gây đau thần kinh tọa hoặc thoát vị đĩa đệm.

Bệnh đau thần kinh tọa xảy đến với những đối tượng nào

Người hay đi bộ, chạy bộ

Nghiên cứu được tiến hành ở Phần Lan và công bố trên Tạp chí Spine (2002) cho thấy, đi bộ, chạy bộ có thể dẫn đến đau thần kinh tọa, đồng thời làm các triệu chứng trầm trọng hơn. Nghiên cứu này được tiến hành trên 327 người bị đau dây thần kinh tọa và 2.077 người không mắc bệnh.

Ngoài ra, bệnh nhân đái tháo đường cũng rất dễ gặp phải những tổn thương thần kinh, bao gồm các dây thần kinh hông. Nguy cơ đau thần kinh tọa cũng tăng lên trong quá trình mang thai do thay đổi nội tiết tố và sự phát triển của thai nhi.

Hiện nay, để hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa nói riêng và các bệnh lý về cột sống, đĩa đệm nói chung, nhiều người đang tin tưởng lựa chọn sản phẩm thiên nhiên, với ưu điểm an toàn cho sức khỏe, hiệu quả bền vững. Tiêu biểu cho dòng sản phẩm này là thực phẩm chức năng chứa thành phần chính từ dầu vẹm xanh (dược liệu quý giúp xương khớp chắc khỏe) kết hợp cùng một số thảo dược khác như: Thiên niên kiện, nhũ hương… Sản phẩm giúp giảm đau nhức xương khớp, cải thiện vận động, hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa, thoát vị đĩa đệm, thoái hóa cột sống…

dieu-tri-benh-than-kinh-toa

Với thành phần hoàn toàn từ thiên nhiên nên sản phẩm chứa các dược liệu này rất an toàn cho sức khỏe, không gây bất kỳ tác dụng phụ nào nên người bệnh có thể yên tâm sử dụng trong thời gian dài. Uy tín và chất lượng của sản phẩm đã được khẳng định bằng rất nhiều giải thưởng, mà điển hình là danh hiệu “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình, trẻ em năm 2016”.

<Những bài thuốc dân gian luôn được đánh giá cao về tác dụng điều trị , và an toàn khi bài thuốc chủ yếu là các loại thảo dược tự nhiên. tham khảo thêm Những cách chữa bệnh trĩ bằng đu đủ xanh>

Để cải thiện vận động và không bị đau thần kinh tọa, người bệnh cần lắng nghe lời khuyên từ chuyên gia, tăng cường ăn các thực phẩm giàu calci, vận động nhẹ nhàng, tránh mang vác nặng… Bên cạnh đó, sử dụng sản phẩm thiên nhiên chứa thành phần chính từ dầu vẹm xanh hàng ngày cũng là phương pháp hiệu quả đang được nhiều người áp dụng hiện nay.

Nguồn : Healthplus.vn - Hoài Thương H+
Read more ... Rate this posting:
{[['']]}

PHỤ KHOA

CHĂM SÓC VÙNG KÍN THU HẸP ÂM ĐẠO - THU NHỎ MÔI BÉ - CHỮA MÔI LỚN BỊ SƯNG

Mời xem Phòng Khám Thăng Long  - Youtube

Bài Đăng Nổi Bật

Phòng khám đa khoa 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Hồ Chí Minh

Lưu ý về Phòng khám đa khoa 575 Sư Vạn Hạnh, Phường 13, Hồ Chí Minh Hiện nay có rất nhiều trung tâm y tế xuất hiện với nhiều ý kiến đánh ...

Bài đăng phổ biến